Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tâm Ta Càng Bình An, Thế Giới Sẽ Càng Hòa Bình, Phần 6/11

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nhiều người quý vị không có khái niệm đúng đắn. Ví dụ, khi người nhà quý vị bị bệnh, quý vị đặt pháp tướng của Sư Phụ dưới giường của họ. Vì bệnh nhân đó không tin Sư Phụ, nên quý vị lén đặt (pháp tướng) của Sư Phụ dưới người đó. Làm Sư Phụ ngạt thở. Làm sao Ngài có thể giúp quý vị? Quý vị thấy đó, tượng Phật được đặt cao trên bàn thờ để thờ phượng và cúng dường mỗi ngày, mà còn không giúp được gì cho quý vị. Huống chi là quý vị bắt một người sống ngồi dưới gầm giường như thế? Làm sao Ngài có thể giúp quý vị? Ở đó tay chân của Ngài bị trói. Bị nghẹt thở.

    

Được rồi. Người kế tiếp. Lại ôm nữa? Quay ngược lại. Để cô ấy thở. Tới đây. Đây. (Dạ thưa Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ vui cho con được hỏi về cái thể nghiệm bên trong.) Ừ. (Con có thể nghiệm là con đang ngồi trong một nhà với đồng tu rất là đông. Mà con không có quen ai hết trơn nhưng mà biết rằng là đồng tu. Tự nhiên linh hồn của con nó nhẹ nhẹ bay lên tuốt ở trên cao. Con nhìn xuống, mấy người đồng tu ở dưới: “Nắm tay tui với! Nắm tay tui với!” Mà con nhìn xuống thì những người đó nhỏ dần và mất tiêu. Nhưng mà con tuốt ở trên cao, mà đứng treo lơ lửng trên trời mà sao không bay được, Sư Phụ. Cái con nói: “Thôi để con thay đổi tư thế”. Con thẳng hai cái tay song song với cái đầu. Cái con nói: “Thôi giờ bay đi”. Rồi cũng không bay nữa, Sư Phụ. Đứng im một chỗ, treo lơ lửng bầu trời vậy đó. Cái con nói: “Thôi, vậy thì thôi. Không bay nữa. Thôi đi xuống đi”. Mà xuống rất là chậm, chậm, chậm, chậm. Từ từ gần tới nóc nhà con nắm được cái gì con nắm cho con xuống dưới đất cho nó thật là lẹ vậy đó. Con muốn hỏi rằng, có khi nào mà trí huệ không điều khiển được linh thể hay không? Hay là tại con chưa đủ năng lực? Con cám ơn Sư Phụ.) Chưa đủ năng lực. (Dạ con cám ơn Sư Phụ.) Ừ. Tu hành tiếp rồi mai mốt sẽ bay. Còn không thì mua cái máy bay đó mà. Học lái máy bay. (Mà con hay vậy lắm. Đầu óc cảm giác bay vậy nó rất, rất là thoải mái, Sư Phụ.) Hiểu rồi. (Dạ.) Mua máy bay bay cho nó lẹ.

(Dạ con còn có thể nghiệm thứ hai nữa, Sư Phụ. Con ngồi thiền con nhìn thấy mặt trăng rất là tròn đầy, rất là sáng. Nhưng bên hông con có một cái ánh sáng màu vàng rọi lại ngay tầm nhìn của con. Con nhìn lên thấy có cái màn đen nó mỏng, nó dày đặc ở trên. Nhưng mà chỗ con thấy ánh trăng đó là miếng vải đen nó thật là lớn con mới thấy được ánh trăng trọn vẹn. Vậy là cũng còn một chút nghiệp chướng hả Sư Phụ? Dạ con cám ơn Sư Phụ.) Mấy người Hồi giáo, những người nào mà bên trong thấy được mặt trăng tròn như vậy là tốt lắm rồi đó, cao đẳng lắm đó. Thí dụ mình muốn xưng tán người nào, thí dụ có ông vua nào đó hay người nào quyền lực lớn. Mình nói với ổng: “Hay quá!”, mình gọi ổng là “Mặt trăng tròn”, vậy là ổng chịu lắm. Hồi giáo. Tức là - hồi đó người ta nói bên trong thể nghiệm. Nhưng mà bây giờ ít có người nào hiểu như vậy lắm. (“Trăng tròn”). Không sao. Cô không may mắn.

(Chào Sư Phụ Kính Yêu. Đây là lần thứ hai con đến Đài Loan (Formosa) và là lần đầu tiên con gặp Sư Phụ. Con có thể lại gần để nhìn Ngài được không?) Được, qua đây. Đến ngồi ở đó, hoặc đằng kia. Được. Xong rồi chưa? (Xin cảm ơn Sư Phụ. Con cũng có một vài câu hỏi. Đầu tiên, năm 1994, cha mẹ con đã thọ Tâm Ấn từ Ngài. Rồi năm 1997, cha mẹ con lại cùng lúc trở thành tăng ni. Họ rời bỏ Sư Phụ. Con xin hỏi Sư Phụ khi nào cha mẹ con sẽ về lại bên Ngài?) Tôi không hiểu. Cô khóc như vậy, tôi nghe không hiểu. Cô ấy muốn hỏi gì? (Năm 1994, cha mẹ con được Sư Phụ truyền Tâm Ấn. Rồi năm 1997, hai người họ lại trở thành tăng ni. Họ rời bỏ Sư Phụ. Điều con muốn hỏi là khi nào cha mẹ con sẽ trở lại với Sư Phụ?) Tại sao cô muốn họ ở bên cô? (Con muốn… Con mong rằng họ có thể trở về lại bên Ngài.) Ồ, ở bên tôi. (Dạ.) Ồ! Nếu họ tu hành tốt, dĩ nhiên họ sẽ quay về được. Tùy vào duyên của họ. Hiểu không? (Câu hỏi thứ hai là…) Sư Phụ vô sở bất tại mà. (Nhưng con hy vọng họ không ở trong chùa, mà đều quay lại.) Hả? (Con hy vọng họ sẽ rời chùa và trở về với Sư Phụ.) À! Đó là sự lựa chọn của họ. Đừng buồn bực. Cô đi thăm họ là được rồi. Họ không đến gặp tôi, thì cô đến gặp họ.

(Dạ cảm ơn Sư Phụ. Câu hỏi thứ hai là về bản thân con. Con thọ Tâm Ấn ngày 5 tháng 9, 1994. Cha mẹ con không giải thích giáo lý của Sư Phụ cho con. Cho nên con hiểu rất ít khi thọ Tâm Ấn. Sau đó, vì một số lý do trong đời, con không ở lại với Sư Phụ nữa. Chín năm sau, khi con 28 tuổi, một nhà sư đưa con đến chùa Tế Công. Trong chùa Tế Công có 500 vị La hán, phải không ạ? Ông ấy để con bước qua bậc cửa. Sau đó ông ấy hỏi con: “Chân trái? Hay chân phải?” Con nói “Chân phải” trước. Sau đó ông ấy bảo con đếm đến (tượng) Phật thứ 28. “Phật A La Hán”. Khi con đếm đến tượng thứ 28, tượng đó là một vị La hán rất nhân ái và hiền từ đang cầm một cây gậy. Con hỏi ông ấy điều đó nghĩa là gì. Ông ấy nói: “Từ giờ trở đi, số phận của cô sẽ thay đổi”. Con hỏi: “Tại sao?" Ông ấy nói: “Bởi vì vị Phật cầm gậy này sẽ giúp cô”. Con hết sức bối rối. Một năm sau đó, con có thai. Từ ngày con mang thai đứa bé này, con quyết định ăn thuần chay và trở về với Sư Phụ. Vì vậy, con vô cùng biết ơn Sư Phụ đã an bài mấy vị sư tỷ đồng tu bảo vệ và sát cánh bên con. Nếu không, con có thể đã không ở lại với Sư Phụ được. Vì vậy, điều khiến con khó chịu nhất là cả cha mẹ và con đã từng rời xa Sư Phụ. Bây giờ con đã trở lại, con mong cha mẹ con cũng sẽ trở lại với Sư Phụ. Con chỉ ước muốn thế thôi.) Cái đó còn tùy vào phước báu của họ. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Chúng ta không thể ép buộc họ. Mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn. (Dạ cảm ơn Sư Phụ.) Cô có thể cố gắng thuyết phục họ.

(Dạ. Sau khi đi một đường vòng vèo chẳng tới đâu, con cảm thấy ở bên Sư Phụ là an toàn nhất, và tâm con được bình an. Bây giờ, đối với cá nhân con, con vẫn gặp trở ngại vượt qua ngã chấp của mình. Ở nhà, con duy trì lối dinh dưỡng thuần chay cho con trai và cả bản thân con. Chồng con phản đối gay gắt và tranh cãi với con mỗi ngày. Cái này, cái kia, cái kia, cái này… Nhưng con làm ngơ chồng con và vẫn kiên trì. Cả nhà phản đối con trai con theo lối dinh dưỡng thuần chay. Nhưng cháu đang lớn thành một thanh niên xuất sắc, rất nhân ái và rất hiếu thảo. Dù nhìn thấy kết quả tốt, họ vẫn tiếp tục phản đối (lối ăn chay của cháu) thay vì tích cực ủng hộ. Vì vậy… con thực sự đang ở trong một tình cảnh khó khăn.) Chướng ngại. (Con không biết làm sao để vượt qua ngã chấp của mình. Ở nhà, con rất nóng tính và sẽ nổi cơn thịnh nộ vì bất cứ lý do gì. Con nên làm gì ạ?) Tôi cũng không biết cô nên làm gì. Đó là nhà của cô, đâu phải nhà của tôi. Nhà cô mà cô còn không quản được, tôi là người ngoài làm sao mà quản cho cô? Tiếp tục nhẫn nại! Mỗi ngày, thiền nhiều hơn, cầu nguyện nhiều hơn và nhẫn nại. (Dạ. Đó là vì con trai con đã ăn thuần chay từ khi con mang thai cháu, bắt đầu từ tuần thứ sáu khi con mang thai. Khi cháu đến tuổi vị thành niên và vào đời, con thậm chí không biết làm sao giúp cháu duy trì lối ăn thuần chay.) Đợi tới lúc đó hẳn nói! (Đợi tới lúc đó hẳn nói. Phải không ạ?) Cô đã dạy cháu từ nhỏ rồi. Phải không? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Nuôi dưỡng cháu từ nhỏ. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Hãy để cháu đọc sách của tôi và nghe tôi nói chuyện. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Cháu sẽ dần dần hình thành thói quen. (Xin cảm ơn Sư Phụ rất nhiều. Cảm ơn, cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi.

Bây giờ tôi muốn nói với quý vị về những vấn đề của tôi. Có ai muốn nghe không? (Dạ muốn.) Tôi có rất nhiều vấn đề, không thể kể hết được. Cho nên thôi khỏi đi. Chúng ta thực sự không có vấn đề lớn. Ai cũng nghĩ vấn đề của mình là lớn nhất, quan trọng nhất. Đều là do mình tự tạo! Nếu viết xuống, quý vị sẽ biết vấn đề vớ vẩn như thế nào. Viết xuống các vấn đề của quý vị, rồi sau đó đọc. Quý vị sẽ thấy mình rất vớ vẩn. Làm sao có thể xem đó là vấn đề? Ví dụ vậy, hiểu chưa? Viết xuống. Rồi cầu Sư Phụ bên trong trả lời. Ngài có thể xem và nói: “Ồ! Quý vị quá nhàm chán, tôi sẽ không trả lời quý vị đâu”. Viết xuống tất cả các câu hỏi của quý vị và sau đó đọc. Đọc tới khi chán ngấy thì đem đi đốt. Hoặc ném vào thùng rác. Nếu tôi kể hết những vấn đề của tôi thì quý vị sẽ phải đến đây mỗi ngày trong hai, ba, năm, sáu năm mà vẫn không nghe hết. mà vẫn nghe không hết. Vấn đề của tôi không ai có thể giải quyết. Cho nên, tôi không thể hỏi ai, kể cả các vị Thiên Đế tối cao. Đôi khi họ cũng giúp, nhưng chỉ trong những lúc khẩn cấp thôi. Ví dụ, Họ có thể cảnh báo tôi: “Xin rời đi nhanh. Có người sẽ hại Ngài”. Ví dụ như vậy. Tôi không thể ngày nào cũng tìm Họ giúp đỡ. Hiểu không? Vấn đề của tôi ở thế giới này thì tôi cần phải tự giải quyết. Khi tọa thiền, dĩ nhiên quý vị có trực giác và câu trả lời sẽ xuất hiện.

Tuy nhiên, chúng ta phải tự tìm ra câu trả lời và giải quyết. Cho nên, lần trước tôi rất buồn bực khi quý vị in ngôn ngữ thiêng liêng của Thượng Đế lên quần áo để kiếm phước báu cho mình. Lẽ ra quý vị không nên lợi dụng phẩm chất quý báu của Thiên Đàng để làm lợi ích cho nhục thể vô vị này, thân xác vô thường của mình. Như vậy là quá rẻ rúng, quá thấp kém, và không có sự tôn kính. Như vậy không thể mang lại cho quý vị phước báu nào hết. Đến một chút tôn trọng các vị Thiên Đế tối cao cũng không có, thì làm sao mà có thể được phước báu? Nghiệp còn không thể rửa sạch nữa là, đừng nói chi có phước báu gì.

Nhiều người quý vị không có khái niệm đúng đắn. Ví dụ, khi người nhà quý vị bị bệnh, quý vị đặt pháp tướng của Sư Phụ dưới giường của họ. Vì bệnh nhân đó không tin Sư Phụ, nên quý vị lén đặt (pháp tướng) của Sư Phụ dưới người đó. Làm Sư Phụ ngạt thở. Làm sao Ngài có thể giúp quý vị? Quý vị thấy đó, tượng Phật được đặt cao trên bàn thờ để thờ phượng và cúng dường mỗi ngày, mà còn không giúp được gì cho quý vị. Huống chi là quý vị bắt một người sống ngồi dưới gầm giường như thế? Làm sao Ngài có thể giúp quý vị? Ở đó tay chân của Ngài bị trói. Bị nghẹt thở.

Quý vị cũng vậy. Ngày nào cũng bị ôm như vậy, làm sao Ngài thở được? Quý vị muốn có con cái hoặc bất cứ gì khác, Sư Phụ đều cho quý vị. Đứa trẻ đó chỉ là tượng trưng thôi. Nếu quý vị thực sự muốn có con, quý vị cần phải chuẩn bị! Chuẩn bị cho những đêm mất ngủ, không có thời gian để ăn, không kiếm đủ tiền [để nuôi]. Quý vị không có đủ tiền, sao có thể nghĩ đến có con? Nằm mơ thôi. Thời đại này không có phụ nữ nào muốn một người đàn ông không có tiền. Tôi cũng không muốn. Không có tiền làm sao nói chuyện tình yêu? Hiểu không? Khi đói, quý vị chỉ nghĩ đến dạ dày thôi, làm sao nghĩ đến chỗ trái tim? Phải không? Sự thật là như vậy. Không có tiền, thì làm sao có nhà để ở? Trời mưa thì làm sao? Sấm sét đi đâu? Bão tố thì thế nào? Lúc bệnh thì sao? Làm sao đi gặp bác sĩ? Và v.v.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/11)
1
2023-05-09
5507 Lượt Xem
2
2023-05-10
4394 Lượt Xem
3
2023-05-11
3782 Lượt Xem
4
2023-05-12
3520 Lượt Xem
5
2023-05-13
3442 Lượt Xem
6
2023-05-14
3668 Lượt Xem
7
2023-05-15
4236 Lượt Xem
8
2023-05-16
4152 Lượt Xem
9
2023-05-17
3660 Lượt Xem
10
2023-05-18
3285 Lượt Xem
11
2023-05-19
3352 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android