Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Hy Sinh Của Sư Phụ Vì Tình Thương, Phần 8/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Miệng lớn nhất là Laguna. Mỗi lần nghe tôi gọi ai đó hoặc thậm chí người ta đi ngoài đường thì: “Laguna! Laguna đây nè!” Rồi Sunny mới bắt đầu: “Lại đây!” Còn Rainbow thì: “Xin chào!” Rồi Prajna nói: “Câm mồm”. “Câm mồm”. Rồi chú nào không nói được bao nhiêu thì: “Quác, quác, quác!”– đồng thanh như dàn nhạc giao hưởng lớn. Ôi, kinh khủng. Không thể nào mà bảo họ ngậm miệng được. Chúng tôi gặp rắc rối với hàng xóm cũng tại mấy đứa to mồm này.

Nhiều khi họ ở cả đêm trước nhà tôi – làm mọi người sợ. Tất cả thị giả của tôi ai cũng sợ quá chừng. Rồi chúng tôi không thể dẫn mấy (người-thân-)chó ra được vì họ đang ở ngoài đường, ngay trước cửa nhà. Đó là đường tư gia. Tôi cần dẫn (người-thân-)chó ra ngoài. Nhưng chúng tôi phải ở đó, tất cả (người-thân-)chó phải ráng nhịn cả đêm vậy đó. Sau đó, tôi mặc kệ, tôi nói: “Thôi đưa mấy chú chó ra đằng sau nhà. Đừng đưa họ ra đường. Lặng lẽ thôi”. Tôi dặn mấy (người-thân-)chó: “Yên lặng nha”. Mà họ hiểu thật. Bình thường mỗi lần ra ngoài là: “Gâu, gâu, gâu, gâu!” Chú nào cũng sủa – sủa [ngay cả] những chiếc lá rơi xuống từ cây, thấy bóng chuột, đuôi mèo gì cũng sủa. Mà bữa đó nín thinh, đi ra im thin thít. Đi ra thật là yên lặng, rồi đi vô cũng yên lặng. (Người-thân-)chim cũng nín thinh hết. Buồn cười, nhiều lần như vậy đó. Nếu tôi bảo họ: “Chúng ta đang gặp rắc rối. Đừng có làm ồn. Đừng để người ta biết các con ở đây nha”. Thế là họ im thin thít.

Thường thì nếu tôi đứng ngoài sân, đi ngoài sân, là họ kêu réo um sùm rồi. Sunny bảo Rainbow, Rainbow bảo Laguna: “Quác, quác, quác, quác!”. “Quác, quác, quác”. Nhưng tới chừng thật sự có cảnh sát ở quanh – không phải ở đó thôi, mà ở bất cứ nơi nào khác – nếu họ biết có cảnh sát ở đó, họ thật sự biết. “Ngậm miệng” hết. Thật vậy đó! Cái miệng lớn nhất cũng im re. Miệng lớn nhất là Laguna. Mỗi lần nghe tôi gọi ai đó hoặc thậm chí người ta đi ngoài đường thì: “Laguna! Laguna đây nè!” Rồi Sunny mới bắt đầu: “Lại đây!” Còn Rainbow thì: “Xin chào!” Rồi Prajna nói: “Câm mồm”. “Câm mồm”. Rồi chú nào không nói được bao nhiêu thì: “Quác, quác, quác!”– đồng thanh như dàn nhạc giao hưởng lớn. Ôi, kinh khủng. Không thể nào mà bảo họ ngậm miệng được. Chúng tôi gặp rắc rối với hàng xóm cũng tại mấy đứa to mồm này. Nhưng mỗi lần mà cảnh sát tới, dù 10 người, 20 người, họ cũng không nói gì hết! (Người-thân-)chó, -chim, hoàn toàn im lặng. Trời ơi! Thậm chí hồi trước, khi tôi sống với (người-thân-)chim và (người-thân-)chó trong nhà lưu động, họ cũng im lặng. Bởi vì trong nhà lưu động, dù mình thở người ta cũng có thể nghe thấy. Nhà lưu động không có tường cách âm hay gì hết. Cho nên họ im re; thậm chí ngưng thở luôn ở trong đó. Bởi vì thường thì nếu nghe thấy ai đó, ngay cả người nào đang gọi hay là người nào đang nói là họ bắt đầu tham gia nói chuyện.

Và như thể vẫn chưa đủ, người hàng xóm đó kiện tôi – đưa chúng tôi ra tòa. Tòa án. Ông ta nói chúng tôi xâm lấn đất của ông. Bao nhiêu tháng trời! Quá nhiều rắc rối và lo sợ rồi: ở đây, vấn đề với cảnh sát, ở đó, lại thêm gánh nặng. Mà lúc đó tôi cũng đang đau ốm, rồi rất nhiều hội thảo, hội thảo quốc tế phải thực hiện. Thời gian đó thật là khổ. Nhưng rồi cuối cùng, ngày đó tới. Luật sư của hai bên... Biết không, chúng tôi cũng cần có luật sư để trả lời luật sư bên kia. Mà mình đâu có muốn. Mới đầu mình tới nói chuyện với ông (hàng xóm). Tôi cử thị giả tới nói: “Nếu chúng tôi có vô tình xâm lấn vào đất của ông, thì xin cho biết chỗ nào và bao nhiêu...” Ông ta muốn bán; ông ta nói vậy. Tôi mới nói: “Xin cho chúng tôi biết chỗ nào và bao nhiêu. Chúng tôi sẵn sàng trả bất cứ giá nào”. Mới đầu ông ta nói 50.000. Chúng tôi còn chưa biết bao lớn nữa. Tôi nói: “Được”. Thị giả nói: “Đắt quá, thưa Sư Phụ. Ông ta nói vô lý quá, đâu thấy chiếm chỗ nào đâu. Tại sao mình phải trả tiền? Chắc ông ta cũng biết chứ”. Cuối cùng, tôi nói: “Chúng ta sẽ trả, thôi kệ, giữ hòa khí với hàng xóm mà. 50 thì 50. Dù ông ta có đòi hơn, mình cũng trả. Khỏi cần biết chỗ nào và cái gì nữa”.

Sau đó, ông ta lại đổi ý. Có lẽ ông ta biết là không đúng hay sao đó. Sau đó chúng tôi vẫn phải ra tòa. Cuối cùng, ông ta thuê người tới đo đất. Chính ông ta trả tiền đo đất. Trước mặt các luật sư và mỗi nhân viên chính phủ hoặc công tố viên tòa án, cái người mà ông ta trả tiền để đo đất của mình và đất của ông ta, quay ngược lại bảo ông ta là: “Chính ông, ông mới là người...” Nói với ông hàng xóm: “Ông mới là người chiếm đất của Bà ấy, chứ không phải ngược lại”. Nghe vậy ông ta hơi ngượng, ông ta không biết làm sao một lúc. Rồi ông ta nói: “Ông không biết đo đất! Tôi sẽ mướn người khác tới đo lại”. Ông ta đổ thừa người đo đất không biết đo. Nhưng từ đó, ông ta không bao giờ gọi ai lại đo đất nữa. Cho nên chúng tôi được yên bình một thời gian, nhưng không dám lái xe qua trước mặt nhà ông ta nữa. Chúng tôi đi hướng khác, xa hơn một chút và ngoằn ngoèo hơn. Thường thì tôi không thích làm vậy vì đường khúc khuỷu hơn, làm bao tử tôi nhiều khi cũng khó chịu. Con đường đi ngang qua trước mặt nhà ông ta… Dù nhà ông ta ở cao hơn trên núi – không như ngay sát mặt đường – nhưng ông ta vẫn có thể thấy mình. Do đó, lúc nào ông ta cũng theo dõi này kia. Khi nào tôi ở đó, ông ta cũng biết, hay khi nào có khách, ông ta cũng biết. Rồi ông ta lại gọi cảnh sát nữa. Nên từ đó về sau, chúng tôi không đi ngang phía trước mảnh đất của ông ta, mà đi hướng khác dù nó không được thoải mái. Thì chúng tôi yên ổn hơn.

Tại sao kể quý vị chuyện này? Tại sao? Trước đó nói gì? Một người. (Hàng xóm. Hàng xóm.) Hàng xóm. (SK.) Ồ, SK (“Sau khi đệ tử đến)”). Ờ, phải, phải. Chuyện như vậy đó. Rồi báo chí, đủ thứ. Ngay cả Công quốc Monaco dường như không còn hoan nghênh tôi nữa. Thường thì tôi tặng tiền cho Hội Hồng Thập Tự hay là cho mấy viện dưỡng lão đây đó nữa. Mà cái ngân phiếu cuối cùng, họ trả lại, – sau khi báo chí đăng về tôi. Người ta dễ tin báo chí quá, phải không? Sau bao năm nay mà họ vẫn tin báo chí hơn là tin tôi. Thành ra tôi thật “thương” láng giềng của tôi. Bởi vậy Thánh Kinh mới lặp đi lặp lại: “Hãy thương yêu láng giềng”. Hình như Chúa Giê-su đã biết rồi. Có kinh nghiệm rõ về chuyện đó, nên cứ dạy mình là: “Hãy thương yêu láng giềng. Thương yêu láng giềng của con”. Chúng ta thương mà. Đi đâu cũng thương. Nhưng chúng tôi có một người láng giềng tốt. Bởi vì mỗi lần cảnh sát đến, họ xét tới xét lui đủ thứ – chẳng có gì. Rồi họ tới nói chuyện với người láng giềng đó, coi ông ta có biết gì hơn cảnh sát không. Mà ông ta luôn luôn nói tốt: “À, đâu có gì đâu”. Thế là cảnh sát đi liền.

Đó là ông láng giềng người Ý. Rất tử tế. Nhưng lúc đó chúng tôi cũng không tiếp xúc với ông ấy nhiều. Nhưng ông ấy có dùng nước của tôi, bởi vì nước của ông thì khác – lấy từ thiên nhiên hay sao đó. Tôi không biết tại sao. Ông dùng nước của chúng tôi vì chúng tôi có cái vòi nước ngoài đường, trên con đường đi ngang qua đất của tôi tới đất của ông. Ngoài đường đó, chúng tôi có vòi nước. Lỡ mà đôi khi có khách du lịch – họ đi bộ lên ngọn núi nổi tiếng đó ngắm cảnh – lỡ mà họ muốn uống thì họ có nước. Thì ông ấy dùng nước đó để rửa xe – xe gắn máy và xe hơi của ông. Trước khi tôi đến, bình thường ông ấy trả 100 Âu kim gì đó, hoặc là 1/10 tiền nước cho ông chủ cũ của mảnh đất đó. Nhưng từ khi tôi đến, tôi nói: “Không sao, chúng ta là hàng xóm mà. Khỏi trả gì hết. Ông cứ việc dùng. Không sao. Đâu có bao nhiêu”. Có thế thôi. Bình thường, tôi không tiếp xúc nhiều.

Sau này ông ấy nuôi (người-thân-)chó, cô nàng chó rất đẹp. Chúng tôi làm một cái nhà lớn cho cô chó đó. Ông ấy nói (người-thân-)chó của ông bị chết trong hồ nước đó. Trên núi họ luôn luôn có một cái hồ nhỏ chứa nước, để nước mưa chảy vô đó rồi họ dùng để trồng trọt. Và (người-thân-)chó của ông chết trong đó, (người-thân-)chó trước của ông chết trong đó, ông kể tôi nghe vì ông biết tôi thương (người-thân-)chó. Ông đã thấy thị giả [chăm sóc chó]. Khỏi cần nói, đúng không? Khỏi cần quảng cáo tình thương của tôi đối với (người-thân-)chó. Ông kể câu chuyện đau lòng của ông rồi chúng tôi khóc này kia. Rồi tôi bảo ông: “Hồ chứa nước ở đâu, mà (người-thân-)chó của ông chết trong đó?” Dĩ nhiên là ông ấy rất đau lòng. Cứ tìm kiếm khắp nơi. Nhiều ngày nhưng không thấy, rốt cuộc ông thấy chú chết ở trong đó. Tôi mới nói: “Cái hồ đó ở đâu? Chúng ta phải che lại hay là làm gì đó để lần tới không xảy ra cho (người-thân-)chó kế của ông hoặc là (người-thân-)động vật khác”.

Nhưng ông ấy không tìm được hồ nước. Ông nói tại lâu rồi ông không dám tới đó vì ký ức đau buồn. Rồi người của tôi tìm thấy giùm ông, trong chính mảnh đất của ông. Bởi vì tôi đã ngán đi tới đi lui, đi tới đi lui hoài, mà ông đó thì nói thôi là nói – quý vị biết người Ý mà. Nói tiếng Anh mà cũng ráng nói thật nhiều. Tôi mới nói: “Nghỉ ở đây đi. Tôi đi kiếm cho”. Nên tôi tránh được một lúc, thì bỗng nhiên thị giả của tôi tìm thấy hồ nước. Chỗ đó lớn lắm, và có mấy (người-thân-)động vật tới đó uống nước, nên chúng tôi không muốn đậy nó lại. Nên tôi làm giống như cái thang – thang bằng sắt, dùng loại rào rất cứng, cứng tới độ mình có thể dựng nó tự đứng được – để nó nghiêng thoai thoải từ miệng hồ, xuống tuốt dưới đáy. Để lỡ có (người-thân-)động vật nào ngã xuống đó, thì họ luôn có thể bám vô thang rồi leo lên. Đó không phải là cái thang lớn. Biết không, có loại hàng rào rất cứng. Một thanh như vầy, và như thế này, rất cứng. Làm cổng cũng được nữa. Không phải loại [hàng rào] mềm, cuốn được. Mà cái này làm bằng những thanh sắt. Họ hàn lại với nhau – cứng lắm. Dựng đứng rất là vững. Làm cổng cũng được mà không cần chống đỡ. Họ bán từng miếng một vầy nè, có khi tôi cũng dùng nó làm cổng. Rồi chúng tôi để nó xuống, thế là sau đó, ông ấy vui vẻ. Chúng tôi cũng làm nhà cho (người-thân-)chó của ông. Nhưng không phải vì vậy mà ông tử tế. Ông đã tử tế trước đó rồi. Ông là một người láng giềng tốt. Cảnh sát nghĩ, bởi vì ông này ở gần như vậy, thì thế nào cũng biết gì đó về chúng tôi, nên cảnh sát tới hỏi ông. Lần nào hỏi cũng: “Không có gì hết”. Nên họ tin ông ấy rồi họ đi. Cho nên vẫn còn có mấy người láng giềng để thương ha.

Dù vậy sau khi người hàng xóm kia kiện chúng tôi, tôi vẫn bảo thị giả mang quà như là sô-cô-la (thuần chay), bánh (thuần chay) này kia, đến tặng ông ta (người hàng xóm đo đất đó.) Vậy mà vẫn không có kết quả tốt. Sau đó, ông ta thua kiện, rồi ông phải trả tiền cho luật sư của ông. Trước đó ông ta dọa là chúng tôi phải trả tiền cho luật sư của ông và đủ điều khác nữa. Tôi nói: “Được, chúng tôi sẽ trả hết, và trả tiền mảnh đất mà chúng tôi đã vô tình xâm lấn. Cứ cho chúng tôi biết”. Nhưng sau này thì không phải. Mà là ngược lại. Cho nên ông ta phải trả tiền cho luật sư của ông, cho người đo đất, và cả luật sư của tôi nữa, cùng với tất cả chi phí cho vụ án. Kể từ đó ông ta không nói năng gì nữa hết. Cũng tốt là tòa án rất công bằng. (Dạ.) Cho nên mình có thể tin tưởng. Nhưng không biết sao tôi lại kể chuyện này cho quý vị. Trước đó, có điều gì khiến tôi kể quý vị nghe chuyện này? (TK) À, TK, và SK (“trước khi” và “sau khi” đệ tử đến).

Bây giờ quý vị biết T và S rồi nhé. Nếu mà còn sợ nữa, thì quý vị hèn nhát quá. Tôi nên sợ mới đúng. Sống cuộc đời giống như tôi, quý vị không thấy sợ sao? (Dạ sợ.) Vậy, quên cái sợ của quý vị đi, nhé? Vì nó không là gì cả. Tôi là thầy quý vị, mà thầy cũng như một người bạn tốt hoặc là một phụ huynh tốt. Bạn tốt thì nói thật – có sao nói vậy. Không nịnh bợ nhau. Chúng ta không nói tốt khi nó không tốt. (Dạ hiểu.) Cho nên nếu quý vị sợ vì điều đó, là quý vị ngu. Đừng ngu nha. Quý vị muốn tìm ông thầy nào nói chuyện ngọt ngào thì có nhiều lắm – rất nhiều, rất nhiều, có khắp nơi! Không cần phải đến Ấn Độ mới thấy; ở đâu cũng có, đúng không? Có thể giới thiệu chục người dễ dàng. Tôi không phải là một trong số đó. Tôi đã nói rồi. Đã cảnh báo quý vị trước rồi – từ lúc đầu. Như là nếu không thiền hai tiếng rưỡi hoặc là phạm giới, thì không được đến cộng tu. Mấy cái này là đã cảnh báo trước rồi. Phải không? (Dạ phải.) Thôi, không sao. Tôi có thể ngọt như củ khoai lang. Nhưng cũng có thể… nói sao... cái gì? (Dữ.) Dữ như sư tử! Dữ tợn? Ăn thịt quý vị nhá?

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (8/10)
1
2024-01-18
4963 Lượt Xem
2
2024-01-19
4006 Lượt Xem
3
2024-01-20
3693 Lượt Xem
4
2024-01-21
3493 Lượt Xem
5
2024-01-22
3523 Lượt Xem
6
2024-01-23
3492 Lượt Xem
7
2024-01-24
3388 Lượt Xem
8
2024-01-25
3246 Lượt Xem
9
2024-01-26
3225 Lượt Xem
10
2024-01-27
3434 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android