Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chuột Vàng Thánh Thiện, Phần 6/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Có một người thiếu nợ rất nhiều. Ông ta hầu như thiếu nợ tất cả mọi người cái gì đó trong làng. Một ngày nọ, ông trở về nhà [thấy] nhiều chủ nợ đang ngồi đầy trên các bậc thềm ngoài sân, và khắp nơi trong nhà. Nên ông mới đi đến chỗ một người đang ngồi dưới nắng, người ngồi xa nhất dưới nắng. Ông nói rất [nhỏ]… như là thì thầm bên tai là: “Sớm mai trở lại nha, khoảng bảy giờ sáng”. Ngày hôm sau, người kia trở lại rất sớm, khoảng bảy giờ sáng. Rồi chủ nợ ngồi đó đợi lâu thiệt là lâu mà ông này chẳng có… động tĩnh gì, chẳng có gì xảy ra hết. Nên, “Không phải hôm qua ông biểu tôi đến sớm sao? Sao ông không nói chuyện nợ nần gì hết vậy?” Ông thiếu nợ mới nói: “Ồ, hôm qua tôi thấy ông [ngồi] dưới nắng mà ngồi rất xa, nên mới kêu ông đến sớm để có chỗ ngồi tốt hơn đó mà.”

Rồi. Tôi nghĩ truyện này quý vị sẽ thích lắm đây. Một truyện khác. Ở vài nước, mấy sư Phật giáo không ăn chay (thuần chay). Quý vị biết điều đó không? (Dạ biết.) Cũng có một số sư vô chùa truyền thống ăn chay (thuần chay), nhưng đôi khi họ cũng ăn mặn nữa, lâu lâu, họ lén “ăn dưới gầm bàn”. À không, có lẽ họ ăn trên bàn, nhưng đằng sau cửa đóng kín, đại khái vậy. Nếu là trụ trì của chùa, quý vị biết – thầy trụ trì, thì rất dễ cho ông ăn những gì ông thích.

Vì vậy, có một ngày ông ăn thịt người-thân-chó. Có một chú tiểu đến và ngửi được mùi. Chú ấy hỏi: “Ồ! Thưa thầy, thầy đang ăn gì vậy?” Nên ông thầy, ông trụ trì mới nói: “Ta đang ăn đậu hũ”. Rồi bỗng nhiên lúc đó, vài (người-thân-)chó sủa bên ngoài, ở sân trước của chùa, sủa rất lớn. Ông thầy trụ trì mới hỏi: “Ồ, tiếng ồn gì vậy? Có người đến hay sao vậy?” Chú tiểu trả lời: “Dạ không, không có ai hết. Chỉ có ‘đậu hũ’ của chùa mình đang cắn lộn với ‘đậu hũ’ láng giềng thôi”. Tôi xin lỗi mấy sư Đại Hàn nhé. Có tăng ni Đại Hàn nào ở đây không? Cười rất tốt cho quý vị. Tốt cho tôi nữa, và nhiều khi cũng cảm thấy vơi nhẹ phần nào, bởi vì thế giới này quá nghiêm túc đối với tôi. Nhiều khi, làm quý vị chán nản, hả? Có điều quý vị phải cười trên mọi thứ để mà sống.

Có một người thiếu nợ rất nhiều. Ông ta hầu như thiếu nợ tất cả mọi người cái gì đó trong làng. Ngày nào cũng có người tới đòi nợ, nhưng ông luôn nói: “Không trả được. Xin tới lần sau”. Một ngày nọ, ông trở về nhà [thấy] nhiều chủ nợ đang ngồi đầy trên các bậc thềm ngoài sân, và khắp nơi trong nhà. Nên ông mới đi đến chỗ một người đang ngồi dưới nắng, người ngồi xa nhất dưới nắng. Ông nói rất [nhỏ]… như là thì thầm bên tai là: “Sớm mai trở lại nha, khoảng bảy giờ sáng”. Rồi người đó mừng rỡ, đi về nhà. Sau khi tất cả chủ nợ chẳng được gì từ ông ta, cũng đi về.

Ngày hôm sau, người kia trở lại rất sớm, khoảng bảy giờ sáng. Người chủ nợ, người mà hôm qua ngồi xa nhất, tới và rồi cũng chỉ ngồi đợi dài cổ, lần này ngồi đợi trong phòng khách. Và người mắc nợ mời ông chủ nợ uống nước này nọ. Rồi chủ nợ ngồi đó đợi lâu thiệt là lâu mà ông này chẳng có… động tĩnh gì, chẳng có gì xảy ra hết. Nên, người chủ nợ mới nói với người mắc nợ: “Không phải hôm qua ông biểu tôi đến sớm sao? Bởi vì tôi nghĩ ông muốn trả tiền cho tôi hay gì đó, mà không muốn người khác biết. Thành ra ông mới biểu tôi hôm nay tới sớm. Có phải vậy không? Sao ông không nói chuyện nợ nần gì hết vậy?” Ông thiếu nợ mới nói: “Ồ, hôm qua tôi thấy ông [ngồi] dưới nắng mà ngồi rất xa, nên mới kêu ông đến sớm để có chỗ ngồi tốt hơn đó mà. Thế thôi”. Nếu phải ngồi đợi suốt ngày thì chẳng thà ngồi trong bóng mát. Hay quá ha.

Và có một người cũng thiếu nợ rất nhiều, nợ đủ thứ người. Rồi có một hôm người mà ông thiếu nhiều nhất tới gặp ông, nói: “Bây giờ là đúng hạn mà ông hứa trả rồi”. Người kia nói: “Nhìn này. Tôi nghèo quá chừng. Ông có tin không? Tôi không có một cắc nào để trả. Nếu có tiền, tôi đã trả rồi”. Nên người chủ nợ... Từ này đúng không? Người mà cho mượn tiền đó? Người chủ nợ hả? Ông ta nói với người thiếu nợ: “Không, không. Tôi không tin ông. Tôi nghĩ là ông có rất nhiều tiền, mà ông không muốn trả tôi. Thế thôi”. Rồi người thiếu nợ mới nói: “Sao ông lại nói vậy? Nếu có tiền, tôi đã trả rồi. Sao ông lại nghĩ tôi có tiền? Sao ông lại nghĩ tôi có tiền mà không muốn trả cho ông?” Người chủ nợ, người cho mượn tiền mới chỉ mấy cái đĩa trên bàn, nói: “Coi nè! Ông ăn cơm trưa với thịt (người-thân-)vịt, mà ông biểu tôi tin là ông không có tiền. Ông giải thích làm sao đây?” Người thiếu nợ nói: “Thì coi nè! Tôi chỉ có một (người-thân-)vịt thôi, mà cũng không có khả năng giữ nó lại để nuôi. Nên tôi mới ăn nó đó”. Truyện này không tốt cho ai ăn thuần chay. Ít ra, nếu quý vị ăn đậu hũ thì người ta còn tin là mình không có tiền ha. Khỏi cần phải kiếm cớ.

Có một người thích nịnh bợ những người có địa vị cao, như những quan viên hay đốc phủ gì đó. Một bữa nọ, ông ta bước vô nhà ông quan kia, ngay lập tức nói: “Ồ! Thưa đại quan, tôi phải chúc mừng ông”. Rồi vị quan này, mặc dù biết ý đồ không tốt của người này, và chẳng có gì tốt lành cả, nhưng vẫn ngạc nhiên hỏi: “Hả? Nhà ngươi chúc mừng ta cái gì vậy?” Người kia nói: “Ôi. Ngày hôm qua chính mắt tôi nhìn thấy nguyên một đàn (người-thân-)cọp rời bỏ khu vực của ông bởi vì, ông biết không, ông là một người rất có đạo đức nên ngay cả (người-thân-)cọp cũng không thể ở đây. Chúng phải bỏ đi sang khu vực kế bên”.

Nhưng ông quan [cảm thấy] rất khó chịu. Không thể chịu được nhưng ông không biết phải nói sao, nên đành im lặng. Ông biết anh này là người nịnh bợ, nhưng không biết anh ta xấu đến cỡ nào. Ông không nói gì, chỉ [cảm thấy] tức cười. Rồi ông chỉ cười một chút và quên chuyện đó. Đúng lúc đó, ngay đúng lúc đó, có một người lính bước vô nói: “Ồ! Có nhiều người địa phương mình đang biểu tình than phiền ở bên ngoài vì cọp đã ăn mấy người dân. Ngay đêm hôm qua cọp đã giết chết ba người rồi, nên người dân yêu cầu chúng ta phải làm gì đó”.

Nghe vậy, ông quan này mới quay sang anh nịnh bợ kế bên, nói: “Tôi tưởng anh nói mấy con cọp đã đi khỏi khu vực của tôi rồi. Sao chúng còn giết người ta?” Và anh nịnh bợ này kiểu như rất xấu hổ bên trong, nói: “Có thể tại vì mấy quan phủ của khu vực kế bên cũng là những người rất có đạo đức, nên mấy con cọp không biết phải làm sao. Rồi chúng đành phải trở lại đây”. Thấy không? Cho nên phải chắc chắn mình là người chân tu ha, đừng nghe những lời người ta khen mình là tốt, là đạo đức, trong khi mình không phải là như vậy, nhé. Những truyện này cũng dạy chúng ta vài bài học. Không phải chỉ là truyện cười thôi, tôi nghĩ vậy. Quý vị có nghĩ vậy không? (Dạ có.) Chỗ này rộng lớn quá.

Có một người có đứa con trai đã 20 tuổi, đứa con trai 20 tuổi. Nhưng đứa con 20 tuổi này quả là vô cùng lười biếng kinh khủng. Không làm gì hết, không muốn học hành gì hết. Chỉ ăn ngủ suốt ngày, cứ ăn của người cha, sống dựa vào người cha thôi. Rồi một ngày nọ, có ông thầy bói đi ngang qua, và ông nhìn tướng của hai cha con. Đột nhiên nói: “Cha anh sẽ sống đến 80 tuổi, nhưng anh sẽ sống đến 82 tuổi”. Ôi chao, anh này mới khóc lóc, than thở, đập ngực, nước mắt rơi liên tục xuống đất, khóc lóc thảm thiết như gì đó. Rồi người thầy bói thấy ngạc nhiên quá, mới nói: “Tôi đâu biết anh là đứa con có hiếu đến vậy. Anh thương cha anh nhiều vậy sao? Hay là, anh có hiểu lầm gì chăng? Tôi nói là cha anh sẽ chết trước anh, chứ không phải anh, vậy tại sao anh lại khóc quá chừng vậy?” Anh ta nói: “Ông nghĩ sao? Cha tôi chết trước tôi vài năm. Lúc đó ai sẽ đi làm kiếm tiền nuôi tôi chứ?” Khủng khiếp hả. Nói về con cái thế đấy.

Ờ, được rồi. Bây giờ là mấy giờ rồi? Mình đã nói huyên thuyên bao lâu rồi? Một tiếng hả? (Dạ.) Quý vị thiền há? Tôi nghĩ tôi kể chuyện đủ rồi, thôi thiền đi. Kỳ sau nhé? Quý vị có thể thiền. Nhắm mắt lại, tập trung. Hãy tận dụng thời giờ của mình.

Photo Caption: Chào, Mùa Xuân Của Linh Hồn!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/6)
1
2024-03-29
3680 Lượt Xem
2
2024-03-30
3156 Lượt Xem
3
2024-03-31
3094 Lượt Xem
4
2024-04-01
2846 Lượt Xem
5
2024-04-02
2790 Lượt Xem
6
2024-04-03
2641 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android