Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chúng Ta Sống Trong Thế Giới Này Vì Thế Giới, Phần 3/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Lòng từ thiện bắt đầu từ ở nhà. Lòng từ thiện của tôi là dạy quý vị tự dạy chính mình. Phải bắt đầu bằng khả năng, tự lập, thông minh. Đừng dựa vào ai hết.

Còn gì nữa không? (Thưa Sư Phụ.) Nói đi. (Cuối tuần tới chúng con sẽ đi giúp một phụ nữ ở Slovenia. Cô ấy có 50 [người-thân-]chó. Cô ấy chăm sóc họ, tự chăm sóc [người-thân-]chó. Có lẽ chúng con sẽ quay cảnh ở đó và phỏng vấn cô ấy? Hồi trước cô ấy từng có 300 [người-thân-]chó.) Quý vị làm gì thì làm, hỏi tôi làm chi? (Tại vì chúng con đang nói chuyện với người quay phim xem họ có muốn đi không.) Quý vị tự làm đi chứ. Tại sao người quay phim phải du hành từ Vương quốc Anh tới tận đó? (Dạ.) Tôi đã nói rồi, nếu quý vị muốn tường thuật cái gì, thì hãy tự làm! Tự viết bài vở. Quay mặt mình trên đó. Tự dùng máy của mình. Không phải cái gì cũng gọi Pháp, gọi Anh. Họ có những việc khác phải làm. Hơn nữa, đi xa tốn kém không cần thiết. Quý vị hãy tự làm một mình. Tùy theo việc đó quan trọng hay không. Vậy quý vị làm gì đó, đừng có luôn luôn nhờ tôi làm, hoặc là nhờ đội ngũ ở đó làm, hoặc là nhờ đội ngũ của tôi ở nước ngoài làm. Xin hãy tự làm lấy, hãy tự lập!

Bởi vậy tôi mới để quý vị trả tiền ăn! Vì tôi không muốn bao quý vị. Không muốn bao quý vị, không muốn quý vị đến ăn uống miễn phí. Vì quý vị đâu phải [đến đây] làm việc để đổi lấy thức ăn! Quý vị đâu phải người vô gia cư, phải không? (Dạ.) Ờ! Vậy phải có phẩm giá – tự trả tiền cho thức ăn của mình. Tối thiểu. Tôi không như những vị thầy khác: “Đến, đến nhà tôi! Mọi người đều được đến ăn”. Không! Tôi không phải là tổ chức từ thiện cho đệ tử của tôi. Quý vị có nghe không? (Dạ nghe.) Tiền của tôi đem cho người nghèo khó, không phải cho quý vị, những cái thân có khả năng, đẹp đẽ, thánh thiện. Không! Thật sự là không! Làm vậy cũng được, nhưng tôi không muốn bao quý vị.

Lòng từ thiện bắt đầu từ ở nhà. Lòng từ thiện của tôi là dạy quý vị tự dạy chính mình. Phải bắt đầu bằng khả năng, tự lập, thông minh. Đừng dựa vào ai hết. Tôi sẽ không chiều hư quý vị thành một người yếu đuối, tới đây, chỉ trả 10 đô la một ngày tiền ăn tiền ở, mà cũng không trả được. Tôi đã trả hết những thứ khác rồi! Quý vị có nhà này miễn phí, bài giảng miễn phí, người quay phim miễn phí, cái gì cũng có sẵn. Điện miễn phí, thí dụ vậy. Bản tin miễn phí… Cái gì? (Bánh [thuần chay].) Bánh (thuần chay)? Không biết cái đó có miễn phí không. Có lẽ quý vị đã trả tiền cho nó rồi. Và tôi cũng trả tiền. Trả tiền giống như quý vị. Ba ngày, quý vị trả bao nhiêu là chúng tôi trả bấy nhiêu. Tôi và hai thị giả, chúng tôi trả cùng giá đó. Chúng tôi trả! Giống như quý vị trả tiền thức ăn! Ngoài việc tôi trả tiền điện, tiền thuế, tiền nước, và những chi phí khác trong nhà. Thợ sửa chữa này nọ; từ đó tới giờ là tôi trả, và vẫn tiếp tục trả tất cả mọi thứ.

Quý vị chỉ cần trả mỗi ngày vài đô la cho thức ăn. Nếu quý vị không thể trả thì không sao, nói cho tôi biết. Dĩ nhiên, quý vị không cần phải trả. Nhưng tôi không muốn khuyến khích hành động lệ thuộc này, bởi vì quý vị đâu còn là trẻ em nữa. Ngay cả trẻ em, lớn lên, chúng cũng phải tự lo cho chúng, đúng không? Quý vị đâu cho phép chúng nằm ở nhà hoài, rồi ăn đồ ăn của quý vị, có không? (Dạ không.) Không phải vì quý vị không thương chúng, mà chúng phải sống đời của chúng chứ. Chúng nên biết cách sinh tồn. Nếu quý vị chết đi thì ai nuôi chúng? Không như truyện cười nói rằng: “Ồ, khi cha tôi qua đời thì ai sẽ kiếm tiền nuôi tôi đây?” Truyện vui đó? Không, tôi sẽ không chiều hư quý vị và bao quý vị, vì quý vị đến đây, vì đồ ăn miễn phí. Không phải như vậy. Tôi phải nói thẳng với quý vị.

Mặc dù truyền thống, nhiều truyền thống nói rằng: “Quý vị đến nhà Thầy, được ăn đồ ăn miễn phí”. Quý vị được thức ăn miễn phí nếu không có khả năng trả, vậy thì không sao, không có chi. Chỉ khi nào quý vị thật sự nghèo, không có tiền trả, hoặc ở trong hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng bình thường thì không! Dù sao [người ta] cũng lấy tiền cúng dường. Họ nói miễn phí, nhưng không phải vậy. Quý vị bỏ tiền vào hộp hoặc ghi danh tặng bao nhiêu. Tôi thấy như vậy. Nhưng theo nguyên tắc, họ nói miễn phí. Luôn luôn miễn phí. Tất cả những gì từ tôi đều miễn phí, chỉ khi nào quý vị không có khả năng trả. Dĩ nhiên! Bởi vậy mà tôi đi ra ngoài đem tiền của mình tặng người vô gia cư, người nghèo khó, người tuyệt vọng, nạn nhân thiên tai. Bởi vì nó miễn phí! Đúng ra, tôi cho tất cả miễn phí. Nhưng không phải cho quý vị! Quý vị là học trò của tôi. Quý vị phải là người cung cấp. (Dạ.) Tối thiểu cho mình!

Tôi không yêu cầu quý vị cung cấp cho tôi. Ngay cả tôi cũng phải trả tiền ăn trong nhà của chính mình. Ờ, tại vì nếu tôi ăn, ba người nữa, bốn người nữa ăn, thức ăn của quý vị sẽ bớt đi. Hoặc có thể không bớt nhiều, nhưng tôi không muốn điều đó xảy ra, lỡ như bớt đi. Như quý vị ăn ít đi một hạt cơm rồi nói: “Tôi trả 10 đô la, sao chỉ được ăn có 99 hạt cơm?” Không! Tôi muốn mọi chuyện phải đúng. (Thưa Sư Phụ, thật ra chị đồng tu làm việc tại bàn ghi danh có thể chứng minh điều này.) Ồ! (Con làm chứng, bởi vì con nhận số tiền đó, và viết tên Sư Phụ xuống, và…) Tên tôi? Ừ. (Cho nên, con làm nhân chứng.) Được, tốt. Vậy tốt, tốt lắm. Rồi, tốt, chúng tôi không cần quý vị. Vì cô ấy nhận tiền rồi, và cô ấy ở ngay đây, đúng không? (Họ trả cho ban đăng ký rồi.) Rồi, vậy tốt. Vậy là có ba người làm chứng. Ồ, cảm ơn nhiều lắm. Ba người biết chuyện này. Tôi biểu họ làm, mà không biết họ có làm không. Nên hôm qua tôi hỏi nữa, cô ấy nói: “Dạ, họ làm rồi”. Vậy tốt.

Không phải ở đây thôi; tôi đi đâu cũng trả như số tiền mà quý vị trả. Và đôi khi nhiều hơn, phần lớn là nhiều hơn, nhiều hơn là quý vị trả. Tôi muốn làm gương cho quý vị thôi. Dĩ nhiên là tôi không cần phải trả. Ai cũng nói… họ sẽ nói: “Ồ, ở đây đều là của Sư Phụ hết! Sao Sư Phụ phải trả?” Nhưng tôi làm vậy cho quý vị biết rằng đó là bổn phận của chúng ta – phải tự lo cho mình. Không ngoại lệ, không viện cớ. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Nếu mình không có tiền, dĩ nhiên không ai nỡ lòng nói: “Không, anh không được ăn, vì anh không có…” Chúng ta không như vậy! Dĩ nhiên, quý vị biết rồi. Nếu quý vị không có tiền, thì khỏi trả. Không có người nào kiểm tra mình. Không ai nói: “Tại sao anh không trả?” Không, không có chuyện đó. Chúng ta không làm vậy.

Nếu quý vị không có tiền, thì khỏi trả. Nhưng đừng cố tình làm vậy. Hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Bởi vì quý vị cần phải thành thật, không lệ thuộc, mạnh mẽ! Quý vị là thánh nhân! Quý vị xuống đây để cứu thế giới! Cho nên chúng ta không muốn sống nhờ thế giới. Chúng ta sống ở đời này là vì thế giới, chứ không ăn bám thế giới. Đúng không? Cho nên, đừng có kỳ vọng đến nhà Minh Sư được ăn miễn phí hoài. Không có chuyện đó. Nó luôn miễn phí chỉ khi nào quý vị không thể trả. Vậy thì không sao. Dĩ nhiên, chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng nếu quý vị có khả năng, giỏi giang, thì sao lại không?

Thật ra, nếu quý vị thấy quá chán ngán cuộc sống này nọ, và nếu tôi sống ở chỗ nào đó, và có một căn nhà, quý vị cũng có thể tới ở với tôi, và miễn phí. Dĩ nhiên là vậy. Nhưng tôi không biết bao nhiêu người muốn làm vậy. (Dạ con muốn!) Cô nói giỡn à? Tại sao? Tại sao? (Thưa Sư Phụ, con sẽ bán hết tất cả, bỏ hết tất cả.) Nhưng bây giờ cô có bạn trai mới! Cô vừa kể [với chúng tôi chuyện đó] mà. Bạn trai mới! (Dạ không, thưa Sư Phụ!) Cô đến nhà tôi làm gì? Tôi không có bạn trai ở đó cho cô đâu! (Con có bạn trai vì Sư Phụ không muốn nhận con.) Nói vậy nghĩa là sao? Có phải là trả thù không? Xấu hổ quá! “Con có [bạn trai] vì Sư Phụ không muốn nhận con!” Trời ơi! Tôi là bạn trai của cô à? Kiểu như trả đũa hả? Có thể như vậy, tôi hiểu. Có thể là cô có nhiều tình thương quá, muốn thảy nó cho người nào đó. Tội nghiệp anh chàng! Anh ta không biết mình chỉ là đồ thay thế. Ồ, nhưng đừng có làm vậy! Chúng ta có đường thay thế, trứng (thuần chay) thay thế, nhưng không có tình yêu thay thế. Trời ơi! Nhưng tôi hiểu điều đó.

Thật đó, nói thật đi, có bao nhiêu người? (Xin nhận chúng con!) “Nhận chúng con”? Còn con gái của cô thì sao? (Dạ mang cháu theo luôn.) Cái gì? (Cháu đi theo luôn.) Vậy làm sao con cô đi học trường Waldorf được? Tôi không trả nổi đâu, đắt lắm. (Dạ rẻ lắm ạ.) Rẻ hả? Không rẻ đâu! (Dạ một nửa.) Ờ, nhưng không phải lúc nào cũng có trường Waldorf bỏ túi, biết không – trong túi của tôi. Chỗ tôi đi không có trường Waldorf nào cả. Rồi con gái cô lại trách tôi là đưa nó ra khỏi một trường tốt. Đại khái vậy. Chuyện đâu đơn giản như vậy.

Được rồi, cô bỏ bạn trai. Còn cô? (Dạ con cứ đi thôi! Con có chồng và…) Chồng! Bạn trai thì còn được, có lẽ còn dễ, nhưng mà chồng… (Con cái lớn hết rồi ạ, nên con không cần ở đó nữa.) Rồi ông chồng thì sao? Anh ta cũng là đứa trẻ to xác! (Chỉ một đứa còn lại.) (Chồng cô. Chồng cô!) Chồng cô thì sao? Không quan trọng. Không hiện hữu! (Anh ấy ổn! Anh ấy không…) Sao cô biết? (Dạ con biết! Anh ấy không muốn con làm việc cho Truyền Hình [Vô Thượng Sư], nên con thấy anh ấy là một chướng ngại, con không cần chướng ngại này. Thành ra…) Còn con cô? Một đứa còn ở nhà? (Các cháu lớn hết rồi ạ. Dạ, cháu 25 tuổi.) Ồ, đứa duy nhất còn ở nhà là 25 tuổi? (Dạ.) Trời ơi, cô bao nhiêu tuổi vậy? (Hôm nay là sinh nhật của con!) Ồ! Chúc mừng Sinh nhật! (55 tuổi!) 55 tuổi! Chúc mừng Sinh nhật! Còn sinh nhật ai khác không? Lại đây. Chúc mừng Sinh nhật cô. (Chúc mừng Sinh nhật chị!) Chúc mừng Sinh nhật sư tỷ, sư huynh. Chúc mừng Sinh nhật! Rồi! Chúc mừng Sinh nhật. (Cảm ơn Sư Phụ.) Cô quốc tịch gì? (Dạ thật ra con là nửa Pháp, nửa Đức.) Được rồi, tôi không màng. Đó nghĩa là cô là người châu Âu. Cô có thể đi khắp nơi. (Dạ.)

Còn người nào muốn bỏ chồng… bỏ vợ, và… Ôi Trời ơi! Đó! (Con độc thân. Con không có bổn phận hay trách nhiệm gì hết.) Nhưng cô cũng có nợ nần, thấy không? (Dạ không.) Đó là một bổn phận. (Con không có nợ nần.) Không nợ nần. (Con không có nợ nần.) Nhưng nếu cô đi, chồng cô có kiện tôi không? (Dạ không.) Sao cô biết? (Dạ không, anh cũng là đồng tu.) Vậy hả? (Dạ, nhưng anh không có tu hành nhiều như con.) Hiểu, được rồi. (Con không có nợ nần, không có gì hết.) Không có gì hết? (Dạ không.) Tôi muốn nhận người giàu có thôi. Ai cũng không có gì hết mà tới thì tôi làm sao đây? (Thưa Sư Phụ, họ có thể kiếm tiền.) Có thể kiếm tiền? Ở đâu? Ai? (Chúng ta có thể trồng rau.) Và bán rau, ở đâu? (Trong vườn.) Cái vườn nhỏ xíu kia đó hả? Quý vị sống nhờ vào đó hả? Dễ thương. Quý vị thật dễ thương.

Rồi, kế tiếp? Còn cô có khả năng gì? Hay chỉ muốn tới để ăn thôi? (Con có thể làm việc cho Sư Phụ. Ý nói, bất cứ việc gì, hiện nay…) Được rồi. Tất cả quý vị lại đây. Người nào muốn ở với tôi, lại đây. Tôi kiểm tra coi ra sao! Ồ… cô không được! Cô có con học trường Waldorf! Ý cô “không quan trọng” nghĩa là gì? Còn chồng cô thì sao? (Dạ con không có chồng.) Vậy, chỉ có một đứa con thôi hả? Cháu mấy tuổi rồi? (Dạ bảy tuổi.) Mới bảy tuổi thôi? Ồ, việc này hơi khó cho cháu thay đổi?

Người nào khác muốn… (Không có nam đồng tu.) Không có nam? Chỉ có nữ? Tôi thấy có người hồi nãy ở đây, mà bây giờ họ sợ hết rồi à? Người nào nữa? Quý vị phải lại ngồi đây, tôi mới được biết ai là ai. Quý vị đã làm ở Truyền Hình [Vô Thượng Sư] rồi. Sao lại ngồi đây? Ờ, thôi không sao. Ngồi xuống đi. Quý vị phải đi đến L.A. (Los Angeles) để làm việc, phải không? Tại ở đó đâu có người Đức – nhiều khi họ cần liền lập tức. Họ cần chỉnh sửa liền; không thể cứ gửi. Có người Đức nào ở đó không? (Dạ có, ít nhất là hai người Đức.) Tốt. Vậy quý vị thay phiên nhau, ha? Phải có người bản xứ nào đó ở đó, cho lẹ, để chỉnh sửa và này nọ. Ai nữa? Cứ ngồi ngay đây, để tôi biết ai là ai. Quý vị phải nói cho tôi biết tiểu sử đời mình, lẹ! Cho vui thôi. Tôi không bảo đảm sẽ nhận quý vị đâu, nhất là người nào muốn bỏ bạn trai này nọ.

Cô đã ở đó rồi! Cô làm việc cho Truyền Hình [Vô Thượng Sư]. (Dạ, nhưng họ kêu con về vì thị thực hết hạn.) Dĩ nhiên, tôi biết. Cô sẽ quay lại, phải không? (Và rồi họ nói họ không cần con nữa.) Ai nói vậy? (Mấy người ở đó.) Cô có vấn đề ở đó hả? (Dạ không.) Có phải tại vậy mới về? (Thật ra, con định sẽ xin gia hạn thị thực vì con có thị thực 10-năm.) Hiểu. (Nhưng họ nói tiếng Ý không quan trọng lắm.) Ồ, vậy à? (Dạ cho nên họ nói: “Cô về được rồi.”) Ồ! Nhưng bây giờ có… (Con muốn trở lại. Ý con là không có sao cả.) Được, được.

Bây giờ có thông dịch tiếng Ý không? (Dạ, chúng con có hai người. Chúng con không làm mọi thứ như trước đây, nhưng chúng con làm…) Cô nên làm mọi thứ như trước đây, tiếp tục những việc đó. Việc đó rất quan trọng, hơn là đi theo tôi! Thấy không, lý do tôi không có đội ngũ nào là vì tất cả đội của tôi đang làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư hay là làm mọi thứ khác để hỗ trợ tất cả việc này. Cho nên đi đâu tôi cũng chỉ đi một mình. Thậm chí không có người nào sắp xếp bất cứ gì cho tôi. Một mình tôi làm hết. Không ai lấy hành lý hay là (Chúng con làm được.) mang trà cho tôi này nọ. Công việc tốt, há?

Photo Caption: Chúng Em Phô Bày Những Gì Tốt Đẹp Nhất Háo Hức Chờ Cửa Nhà Bạn Mở Ra!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/6)
1
2024-06-07
3681 Lượt Xem
2
2024-06-08
3149 Lượt Xem
3
2024-06-09
2950 Lượt Xem
4
2024-06-10
2737 Lượt Xem
5
2024-06-11
2711 Lượt Xem
6
2024-06-12
2688 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android