Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Người Essenes Đạo Hạnh, Phần 2/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Bấy giờ, ông bắt đầu kể lại giáo lý của dòng Essenes. Như sau: “Giáo lý của dòng Essenes có khuynh hướng dạy mọi người rằng họ có thể đặt hết lòng tin, số mệnh của họ vào tay Thượng Đế, vì không có gì xảy ra mà không do Thiên ý. Họ là những người thành thật nhất thế giới và luôn luôn thủ tín”. Ừ, cái đó nghe quen quen. Bởi vậy mình mới có Ngũ Giới. Chúng ta nói thật. Tôn trọng tài sản của người khác, không có đem nó về nhà chăm sóc.

Sao mình đi xa dữ vậy? Lúc nãy nói gì? Ồ, chuyện về nước. Chuyện về mưa ở Paris đây. Gần đây, thời tiết thay đổi khá nhiều. Quý vị biết, phải không? (Dạ.) Thường thì lúc này đâu có mưa, đúng không? Dân Paris? (Nói chung…) Không hả? (Dạ không. Một chút.) Một chút. (Thưa không, thường thì không mưa.) Thường không mưa! Nóng lắm! Tôi nhớ hồi còn ở đây, cách đây lâu lắm rồi, tháng này là tháng nóng nhất, mình phải chạy khỏi Paris. Thường thì vào thời điểm này Paris vắng tanh. Không có ai ở lại Paris. Họ bắt mình đi nghỉ mát. Họ trả tiền cho mình đi. Ờ, như thế đó. Tôi biết mà. Vậy bây giờ… Chúng ta biết ơn trời mưa thế này. Mát mẻ. Nếu không thì nóng quá, chúng ta không thể ngồi trong này hoặc ngoài trời. Không thể nào! Không thể nào trong lều như thế, không chịu nổi đâu. Quý vị sẽ tưởng mình đang ở châu Phi. Quý vị biết, ha! Cho nên chúng ta cầu nguyện rằng tình hình sẽ cải tiến cho Darfur và những người tị nạn đáng thương khác.

Nhưng Darfur hình như đang tuyệt vọng nhất. Trước hết, vì mình ráng vào đất nước đó, nhưng không được giúp trực tiếp. Chính sách ở đó hoặc gì đó rất là hạn chế, vì đang chiến tranh hoặc đang có thù địch gì đó, nên họ không cho mình vào. Rồi thứ hai, tôi muốn đưa tiền cho một hội đoàn rất mạnh, mạnh nhất. Mà họ không nhận. Không biết tại sao. Họ kêu gọi trên truyền hình, thế mà khi mình cho, thì họ lại không nhận. Không sao, thì mình khỏi cho. Mãi sau này kiếm được một quỹ của các tài tử điện ảnh. Ừ, mình đưa cho họ và họ nhận. Nhưng tôi vẫn không biết mấy cái thủ tục hành chính có để họ làm gì cho lẹ hay không. Ở đó, người ta phải đi 10 cây số mới lấy được nước và củi. Bởi vì ai cũng tới đó lấy, thành ra củi cũng hiếm mà nước cũng hiếm. Cho nên chúng ta thật sự may mắn. Mỗi ngày quý vị phải cảm ơn Thượng Đế ban cho những gì mình có. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Thật vậy, chúng ta may mắn! Không thể nào nhấn mạnh đủ. Không bao giờ [cảm ơn] nhiều đủ cho mọi thứ này. Chúng ta phải luôn luôn biết ơn. (Dạ.) Biết ơn cho hòa bình quý báu mà chúng ta có được trong các quốc gia ở châu Âu, cho đời sống quý báu mà mình vẫn có, và dĩ nhiên biết ơn cho Pháp Môn Quán Âm quý báu.

Rồi bây giờ, hãy trở lại dòng Essenes. Có dài dòng quá không? Không biết nữa. Nhân tiện nói, tự nhiên thôi. Ai bận tâm? Đây đâu phải dàn nhạc mà phải hát đúng nốt đúng lúc, phải không? Không hả? Quý vị không phiền chứ? (Dạ không.) Không, không! Nếu phiền thì quý vị có thể đi ra! Biết mà hả? Quý vị biết rồi. Quý vị đâu dám hả? Rồi bây giờ, hãy nói tới dòng Essenes mà nãy giờ quý vị chờ đợi. Về người tên là Banus, ông sống trong hoang mạc, giống như mấy hành giả yogi, họ thật sự chán chường thế giới, hoặc có lẽ chán lối sống của con người và không muốn bị ảnh hưởng bởi kiểu sống không mấy thuận lợi cho việc khai ngộ của họ. Nên ông đi vào hoang mạc. Có nhớ Chúa Giê-su có lần cũng tới đó 40 ngày, Đức Phật cũng ngồi một mình dưới gốc cây Bồ đề.

Khi nói cây Bồ đề không có nghĩa là Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ đề trong công viên New York hoặc nơi nào đó tương tự. Mà đó là cây Bồ đề mọc lên từ hư không, ở nơi hoang vu, xa xôi, hẻo lánh. Bây giờ mà quý vị thấy cây Bồ đề ngoài sân kia, thì đừng có ráng mà ngồi dưới đó và tưởng rằng mình thành Phật rồi. Cho nên quý vị thấy đa số những nhà tu hành thăng tiến thật sự, có những lúc trong đời họ cũng đi bế quan để tránh xa từ trường thế gian, vốn không mấy thuận lợi cho sự tu hành của họ. Có lẽ lúc mới tu hoặc có lẽ trong suốt cuộc đời, họ đi bế quan hoài hoài. Này sư huynh, đủ rồi. Tôi xinh đẹp. Thỉnh thoảng thôi. Anh thư giãn đi. Thỉnh thoảng, khi tôi cười rất tươi, thì anh hãy chụp nhanh thôi. Còn không, cứ bình thường thôi.

Cho nên ông này, vị thầy này tên là Banus, đi vào hoang mạc, như chúng ta thấy, ông làm quần áo bằng vỏ cây, lá cây, và ăn quả dại, như mình đã nói hồi nãy, xin lỗi… Rồi ông tắm vài lần bằng nước lạnh. Chắc để ông tỉnh táo. Để ông tỉnh ngủ. Nước lạnh là để làm vậy đó. Quý vị thử chưa? Nước đá? Ừ, phải. Rửa mặt bằng nước đá lạnh. Khi lạnh chắc là ngủ không nổi. Có đúng không? (Dạ đúng, Sư Phụ.) Ờ, nhiều lần tôi đã thử như vậy. Thật đó, không ngủ được đâu. Nhưng mà cũng khó tập trung, cũng khó thiền. Bởi vì mình cảm thấy đau nhức và bồn chồn. Đôi khi [như thế]. Cho nên, vừa phải là tốt nhất. Rồi ông này… Đây là lời của Josephus nói nữa: “Đồng hành với vị này, tôi đã trải qua ba năm ròng rã, chịu mọi thử thách, cám dỗ và thiếu thốn…” Chà! “…sau đó trở về thành thị”. Vậy là ông sống với thầy Banus ba năm trong hoang mạc, chịu đủ thứ cám dỗ. Trong sa mạc mà có gì cám dỗ? Nói tôi nghe. Cám dỗ của chính mình, đúng không? Kích thích tố của chính mình chạy khắp thân thể, bảo mình rằng: “Về nhà! Về nhà! Về nhà đi!” “Đi kiếm một người phụ nữ hoặc kiếm một người đàn ông”. Đại khái vậy. “Tại sao phải ăn dâu dại ở đây, và chỉ làm bạn với mấy người-thân-thỏ sa mạc? Thiếu gì tiệm cà-phê trong thành thị mà mình vừa bỏ đi. Nó vẫn còn đó, mấy cô gái đẹp, v.v. và v.v.” Nhất là đối với đàn ông, chắc hẳn là khó lắm. Nói quý vị hay!

Hôm qua, tôi nói: “Quý vị là những người rất dũng cảm”, bởi vì chỉ việc ăn thuần chay thôi, có bao nhiêu người ăn được? Chiến thắng vĩ đại nhất là thắng chính bản thân mình. Không phải thắng người nào kêu bằng kẻ thù. Chộp khẩu súng bắn vào mặt người nào là chuyện dễ, nhất là khi họ không phòng thủ, khi họ không có vũ khí, không có phương tiện để tự vệ, hoặc thậm chí không biết cách tự vệ. Mấy người vô tội thậm chí chưa bao giờ thấy một khẩu súng trong đời họ, huống chi là dùng súng để tự vệ. Cho nên muốn giết người thì rất dễ. Cứu người thì không dễ. Đó là phần khó nhất, cao thượng nhất mà chúng ta nên cố gắng làm – cứu mạng chứ đừng giết mạng. Giết thì dễ rồi, chết-dễ. Trẻ nhỏ còn làm được! Trẻ nhỏ không cần được huấn luyện để làm điều đó. Chỉ cần một khẩu súng hoặc một con dao, nổi khùng lên là rồi, chuyện xảy ra. Cho dù con người cứ uống rượu hoặc dùng ma túy, mấy thứ [độc hại] này thậm chí còn khiến họ nổi khùng hơn, không còn biết họ đang làm gì, rồi cũng chẳng [quan trọng] gì cả.

Cho nên sứ mệnh khó nhất là cứu mạng. Dù là con người hay là người-thân-động vật. Giết thì rẻ rúng quá, phải không? Dễ mà! Tôi nghĩ vậy. Theo thiển ý của tôi. Xin lỗi không biết tôi có làm ai buồn lòng không, nhưng sự thật là sự thật. Ngay cả trận chiến vẻ vang nhất cũng là… là gì? Chiến thắng chính mình! Phải, quý vị đã làm được rồi, và bây giờ vẫn tiếp tục làm. Đôi khi vẫn còn khó, nhưng quý vị đang làm. Vậy là tốt. Không phải thắng hay là không thắng, mà là mình đang cố gắng làm, ít ra là vậy. Nếu cái gì cũng dễ dàng thì mình đâu cần cảm thấy hãnh diện. Mình nên làm những việc không dễ dàng cho lắm, để đo lường sức mạnh, sức chịu đựng, và ý chí của mình.

Rồi, bây giờ ông này ở ba năm với thầy, ăn dâu dại, và mỗi ngày hay mỗi đêm tắm mấy lần bằng nước lạnh. Ba năm sau ông trở về thành thị.

Bấy giờ, ông bắt đầu kể lại giáo lý của dòng Essenes. Như sau: “Giáo lý của dòng Essenes có khuynh hướng dạy mọi người rằng họ có thể đặt hết lòng tin, số mệnh của họ vào tay Thượng Đế, vì không có gì xảy ra mà không do Thiên ý. Họ là những người thành thật nhất thế giới và luôn luôn thủ tín”. Ừ, cái đó nghe quen quen. Bởi vậy mình mới có Ngũ Giới. Chúng ta nói thật. Tôn trọng tài sản của người khác, không có đem nó về nhà chăm sóc. Ví dụ vậy. Ờ. Rồi, “Họ là những người thành thật nhất thế giới! Và luôn luôn thủ tín”. Nghĩa là họ hứa gì thì họ sẽ làm như thế. Trong đoàn thể chúng ta, nhiều khi mình cũng không viết ngân phiếu, chỉ viết “$20.000” trên mảnh giấy rồi lát nữa sẽ đưa ra như vậy, tới giờ là trả.

“Họ là…” Ông liệt kê tất cả những phẩm hạnh của người Essenes. Một là, họ dạy mọi người tin tưởng nơi Thượng Đế. Hai là, linh hồn là bất tử. Ba là, họ là những người thành thật nhất, danh dự nhất. Bốn là, họ rất cần cù, dám nghĩ dám làm, rất có tài và quan tâm tới nông nghiệp”. Dĩ nhiên là mình phải tự nuôi mình, và nuôi người khác. Cho nên nông nghiệp vẫn luôn luôn rất thiết yếu đối với bất cứ cộng đồng tu hành nào. Ngày nay chúng ta có nhiều cộng đồng vẫn còn làm những việc cơ bản, lối sống đơn sơ mà tổ tiên họ trước kia thường hay làm. Họ tự trồng rau, cày cấy đất đai, chăm sóc gia súc của họ. Hoặc chỉ cày cấy đất đai, họ thậm chí không dùng nhiều máy móc. Họ tự xây nhà cửa, tự dạy dỗ con cái. Nhiều cộng đồng vẫn còn như vậy ở khắp nơi trên thế giới – tại những quốc gia khác nhau, những cộng đồng khác nhau. Nhưng căn bản, đều tương tự như nhau, đó là họ tự lo cho họ. Họ tự trồng thức ăn cho họ, để khỏi phải lệ thuộc nhiều vào những thăng trầm trong xã hội, chỉ lệ thuộc vào công sức của họ và Ân Điển của Thượng Đế.

Một đức hạnh khác, tiếp tục thế này: “Nhưng đạo hạnh nhất là những người được tôn trọng, quý mến và kính phục, sống trong hoang mạc”. Có lẽ đây là những người đã cắt hết ràng buộc với của cải, danh vọng, lợi lộc ở đời. Họ không còn bận tâm gì nữa. Họ chỉ đi tới nơi hoang vu hẻo lánh, sống nhờ Thượng Đế, và không tìm kiếm bất cứ sự công nhận nào. Vì vậy mà họ được công nhận và kính trọng, vì họ thực sự xả bỏ, và thực sự có tâm cống hiến cho Thượng Đế. Không phải hành động đi vào nơi hoang mạc đó làm cho mình được người ta thương yêu kính trọng như vậy, mà là thái độ của mình; tâm xả bỏ chân thật của mình. Hiểu chưa? Chứ không phải cái áo cà-sa mà mình mặc, không phải chỗ mình ở. Chính cái tâm bên trong mình phát ra loại thánh thiện đó khiến cho người ta tin cậy mình. Cho nên luôn luôn, hầu hết những người đi vào nơi hoang mạc để sống, thì người ta lại đi tìm họ ra. “Vì ý thức công lý mà họ luôn thể hiện, và lòng dũng cảm, gan dạ mà họ biểu lộ trong việc mãi mãi bảo vệ sự thật, và người vô tội” và sự thuần khiết. Ông ấy muốn nói vậy – sự thuần khiết. “Đức tánh này không thấy nhiều ở người Hy Lạp hoặc ở bất cứ người nào khác”. Xin lỗi, có đề cập người Hy Lạp ở đây. Không biết tại sao. Có lẽ hồi đó vị giáo sĩ cao đẳng của Hy Lạp là thuộc tông phái cao đẳng và được nhiều người kính trọng. Có lẽ vì vậy mà ông so sánh như thế, nói rằng tính chân thật, thuần khiết, cần cù và cống hiến này không tìm thấy trong giới giáo sĩ cao đẳng như thế, có lẽ – trong các tông phái đã được thành lập hồi đó, chắc vậy. Đó là năm 37 SCN, sau Chúa Kitô.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/12)
1
2023-04-27
6310 Lượt Xem
2
2023-04-28
4725 Lượt Xem
3
2023-04-29
4221 Lượt Xem
4
2023-04-30
4240 Lượt Xem
5
2023-05-01
4291 Lượt Xem
6
2023-05-02
4587 Lượt Xem
7
2023-05-03
3990 Lượt Xem
8
2023-05-04
3676 Lượt Xem
9
2023-05-05
3458 Lượt Xem
10
2023-05-06
3280 Lượt Xem
11
2023-05-07
3387 Lượt Xem
12
2023-05-08
4107 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android